Nhiều người phản bác ý kiến "Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính": Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Kiến thức phong thủy cơ bản và chuyên sâu cho mọi người

Header Ads

Nhiều người phản bác ý kiến "Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính": Không phải cứ rêu phong mới là di tích!

Sự việc Cổng Ngọ Môn (Đại Nội Huế) được làm sạch, khôi phục màu sắc gần như vốn có đã vướng phải một số ý kiến cho rằng đã làm mất đi vẻ cổ kính, rêu phong. Đối ngược lại số ít quan điểm này, phần lớn mọi người đều phản bác: Đâu phải cứ rêu phong, "bẩn bẩn" mới là di tích.



Nhiều người phản bác ý kiến "Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính": Không phải cứ rêu phong mới là di tích!

Suốt 186 năm qua kể từ khi được xây dựng, trải qua nhiều sự kiện cùng biến cố lịch sử, Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế vẫn đứng sừng sững, trở thành 1 di tích mang nhiều giá trị đối với mảnh đất Cố đô nói riêng và cả nước nói chung. 
Sau hàng thế kỷ tồn tại, di tích Ngọ Môn đang trong tình trạng bị tổn hại do các chất bẩn, ô nhiễm từ sự phát triển sinh học của tảo, rêu mốc, làm mất vẻ mỹ quan của di tích. Do vậy vào tháng 3 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Karcher, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch, thực hiện việc làm sạch rêu phong, trả lại màu sắc gần như vốn có của công trình này.

Nhiều người phản bác ý kiến Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính: Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Ảnh 1.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Karcher, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch thực hiện việc làm sạch công trình Ngọ Môn tại Đại nội Huế. Theo các chuyên gia, để làm sạch cổng Ngọ Môn, đơn vị sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) bằng cách sử dụng 1 đầu phun đặc biệt để tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar lên bề mặt đá vôi.
Việc thực hiện làm sạch, trùng tu Ngọ Môn mang lại diện mạo khá lạ lẫm cho công trình dù đây mới là màu sắc gần như nguyên bản của di tích. Có lẽ nhiều người đã quen với hình ảnh những mảng tường bám đầy rêu phong của Ngọ Môn, do vậy chính sự thay đổi này đã khiến họ không ít bất ngờ. Dù nhận đuợc nhiều phản hồi tích cực nhưng một số ít người đã phản đối việc làm sạch rêu phong tại di tích, cho rằng việc làm này đã làm "mất đi vẻ cổ kính" của công trình 186 năm tuổi.
Bạn N.Đ.Linh để lại bình luận trên Facebook, nói: "Không biết đang bảo dưỡng hay đang phá nữa. Những thứ cổ kính phải để rêu mới có giá trị chứng minh thời gian chứ".
Hay như bạn N.M.Trung nêu quan điểm: "Mình thấy để Ngọ Môn bám rêu như thế cũng rất đẹp, không sạch bóng chỉn chu nhưng đó là nét đẹp cổ kính, đâu phải nơi nào cũng có được".
Tuy nhiên có thể nhận thấy những ý kiến nêu trên chỉ là số ít. Phản bác lại, nhiều người đã đưa ra những nhận định trên cơ sở khoa học, văn hóa, lịch sử để cho rằng việc trùng tu, làm sạch rêu phong tại Ngọ Môn là hoàn toàn hợp lý.

Di sản không phải lúc nào cũng phải rêu phong, bẩn bẩn!

Bàn luận về việc trùng tu, làm sạch di tích Ngọ Môn, 1 ý kiến trên mạng xã hội cho rằng: Di sản không phải lúc nào cũng phải rêu phong, bẩn bẩn!
Theo đó, ý kiến này nhận định rêu phong chính là 1 trong những kẻ thù gây phá hỏng di tích. Việc giữ nguyên rêu phong có thể sẽ cho ra những tấm ảnh check-in đẹp, tuy nhiên lại khiến di tích bị phá hủy từng ngày.
"Các bạn bỏ ngay cái quan điểm người ta không làm thì bảo không làm gì để xuống cấp. Người ta làm nghiêm túc thì bảo không được, di tích phải rêu phong bẩn bẩn.
Xin thưa, rêu không bao giờ là bạn của di tích. Ngoài thiên thai, địch họa, rêu là kẻ thù số 1 của di tích. Nhìn thì hay hay, chụp ảnh check in thì cổ cổ (bẩn bẩn) nhưng nó sẽ khiến di tích bị hủy hoại từng ngày.

Kinh thành Huế là công trình đáng kể nhất chúng ta còn có. Nên hãy tập làm quen đi. Di tích đẹp phải là di tích càng nguyên trạng càng tốt. Càng sạch sẽ càng tốt" - ý kiến được chia sẻ trên MXH.

Nhiều người phản bác ý kiến Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính: Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Ảnh 2.

Nhiều người phản bác ý kiến Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính: Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Ảnh 3.


Ngọ môn và mảng tường chưa được làm sạch (bên trái) và sau khi được làm sạch (bên phải) - Ảnh: Facebook
Đồng thời, ý kiến trên cũng cho rằng, giá trị của 1 di tích lịch sử không nằm ở lớp rêu phong dày hay mỏng mà nằm trong tổng thể kiến trúc, không nên "đánh tráo khái niệm" trùng tu và phẫu thuật thẩm mỹ.
"Di tích không phải cứ rêu phong (bẩn bẩn) mới là di tích. Chuyện trùng tu xây mới là hoàn tác khác nên đừng đánh tráo khái niệm. Ở đây người ta chỉ cho di tích xông hơi chút cho sạch sẽ thôi chứ không hề phẫu thuật thẩm mỹ.
Nên nhớ, nhìn vào di tích là nhìn tổng thể công trình, kiến trúc, hoa văn. Chứ không phải nhìn rêu mà đánh giá cổ kính hay không".

Cốt lõi là ở lịch sử chứ không phải gạch với sơn và hiệu ứng

Đồng tình với ý kiến nêu trên, 1 quan điểm khác của Facebooker N.Long cho rằng, cốt lõi của Ngọ Môn là ở lịch sử (bao gồm kiến trúc, thời gian ...) chứ không phải gạch với sơn và hiệu ứng.
Anh N.Long viết trên MXH: "Sẽ có hai luồng dư luận về việc làm mất đi vẻ cổ kính khi tẩy đi rêu phong.
Nhiều tư duy kiểu Ngọ Môn sau nhiều năm rêu phong sẽ giống với nhiều công trình xây mới rồi làm rêu phong. Và khi tẩy đi lớp rêu có nghĩa giống như công trình xây mới. Thật ra tư duy đó chỉ là gượng ép và khiên cưỡng cho những người cố gắng phục dựng vẻ với nét.
Cốt lõi là ở lịch sử (bao gồm kiến trúc, thời gian ...) chứ không phải gạch với sơn và hiệu ứng.
Ví dụ đơn giản nhé. Tôi sẽ ước được ngắm một bức tranh từ hàng trăm năm trước với đúng màu của nó tại thời điểm được vẽ. Chứ ngắm nó với rêu phong thời gian thì bình thường. Thế nên mới có những chuyên gia vệ sinh và phục chế. Phục chế nhé, chứ không phải là tái dựng.
Đồ hiệu với đồ lô không bao giờ là một. Nên đừng dùng tư duy đồ lô để đánh giá đồ hiệu".

Nhiều người phản bác ý kiến Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính: Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Ảnh 4.

Di tích Ngọ Môn, cửa chính đi vào Hoàng Cung Huế đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của dự án làm sạch bằng kỹ thuật phun áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng.
Facebooker này cũng cho biết, anh chờ Ngọ Môn được trùng tu, làm sạch, sau đó sẽ ghé thăm di tích này với vẻ ngoài mới mẻ ấy.
"Thay vì việc ngồi ước quay trở lại lúc Ngọ Môn mới được hoàn thành. Giờ tôi chỉ việc đợi hoàn thành công đoạn này là tôi sẽ phi ngay vào Huế để chụp cùng với những kiến trúc đã được rửa bỏ lớp áo cũ kỹ này" - anh N.Long viết.

"Làm ơn phân biệt dơ bẩn và cổ kính"

Nhiều cư dân mạng khác cũng vô cùng phản đối quan điểm làm sạch rêu phong sẽ mất đi vẻ cổ kính của Ngọ Môn. Theo đó, nhiều người cho rằng giá trị lịch sử của 1 di tích nằm ở tổng thể kiến trúc cũng như tinh thần văn hóa, lớp rêu phong không hề đại diện cho lịch sử.
Ngoài ra, nhiều ý kiến còn chê trách những kiểu người nước đôi, nếu không bảo trì di tích thì kêu di tích bẩn và hỏng, bảo trì rồi thì lại chê không cổ kính.
Nhiều người phản bác ý kiến Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế được làm sạch là mất đi vẻ cổ kính: Không phải cứ rêu phong mới là di tích! - Ảnh 5.
Bạn My My bình luận: "Đòi rêu phong cổ kính, rồi nhà mình cứ không lau dọn để bụi bặm như vậy có thích nổi không? Hay là kêu thôi tao không dọn nhà, cứ để vậy nhìn cho nó cũ cũ, nhà mới quá tao không thích?".
Bạn T.Tuấn viết: "Để rêu thì hỏng lại bảo chính quyền không bảo dưỡng di tích, rửa thì chê không cổ kính, tiêu chuẩn kép thế thì tự đi mà làm".
Bạn V.H.M.Linh cũng nêu quan điểm: "Từng viên gạch, từng thiết kế đã nói lên được giá trị lịch sử, đã tôn lên được cái vẻ cổ kính của nó rồi. Làm ơn con mắt đừng để trưng nữa đọc giùm đi, phục hồi nó lại như ban đầu chứ đâu có đập đi xây lại đâu. Làm ơn phân biệt giữa dơ bẩn và cổ kính đi".
Bạn N.Nguyen chia sẻ: "Những tòa nhà ở Châu Âu cũng 500-700 tuổi đều được chăm sóc kĩ lưỡng. Nếu muốn bảo tồn di tích thì phải làm thế này thôi. Mong là nhiều di tích khác tại Việt Nam cũng được đầu tư trùng tu như thế này".
Tại khu vực cổng Ngọ Môn (Đại Nội Huế), các chuyên gia của Tập đoàn Karcher đã sử dụng các máy phun rửa áp lực cao nhằm loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học bám lâu năm trên các bức tường.
Phương án này sử dụng công nghệ hơi nước nóng, bằng cách sử dụng một đầu phun đặc biệt tạo ra áp lực hơi nước lên bề mặt đá vôi.
Hệ thống gia nhiệt có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ô nhiễm sinh học, cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng, đồng thời giúp thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại trở nên chậm hơn.
Theo Thục Hạnh
Helino

Không có nhận xét nào